Contents
Với sự bùng nổ của sàn Thương mại điện tử Shopee trong năm 2020 sắp tới, câu hỏi được nhiều nhà bán hàng tìm kiếm nhất là: “Cách tăng doanh thu trên Shopee”. Hãy cùng PowerSell – Giải pháp hỗ trợ tăng trưởng đa kênh thương mại điện tử áp dụng ngay 10 cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 để có một năm bùng nổ doanh số nhé!
A. Thị trường E-commerce năm 2019
Năm 2019 vừa qua đánh dấu một sự tăng trưởng tốt của mô hình kinh doanh trên các trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử lớn như Facebook, Instagram, Lazada, Shopee,Sendo, Tiki,…
Trong những đối thủ mạnh trên thị trường thương mại điện tử, không thể bỏ qua “ông lớn” Shopee và thành tựu trong năm 2019 của Shopee là vô cùng đáng tự hào. Hướng tới năm 2020, Shopee nhận thấy xu hướng mới: Cá nhân hóa, Tương tác và xã hội hóa. Theo đó:
- Hoạt động mua sắm cá nhân gắn liền với dữ liệu và trí tuệ nhân tạo AI.
- Gia tăng mức độ tương tác của người dùng bằng kho trò chơi giải trí khổng lồ.
- Thúc đẩy tương tác xã hội với tính năng Shopee Feed.
Xem lại ngay 10 Cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 (phần 1) và 10 Cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 (Phần 2) nếu bạn đã bỏ lỡ nhé!
Nhà bán hàng đã tìm hiểu cách tăng doanh số trên Shopee chưa?
B. 10 cách tăng doanh thu trên Shopee hiệu quả nhất năm 2020.
Với sự bùng nổ của sàn Thương mại điện tử Shopee trong năm 2020 sắp tới, câu hỏi được nhiều nhà bán hàng tìm kiếm nhất là: “Cách tăng doanh thu trên Shopee”. Hãy cùng PowerSell – Giải pháp quản lý đa sàn thương mại điện tử thông minh áp dụng ngay 10 cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 để có một năm bùng nổ doanh số nhé!
8. Đầu tư nội dung sản phẩm
Bạn có biết, nội dung của sản phẩm chiếm tới 80% quyết định mua hàng của khách hàng? Vậy thì còn chờ gì mà không tối ưu lại nội dung ngay!
Nhưng đối với một số nhà bán hàng, việc chuẩn bị một những nội dung sản phẩm chuẩn để ra doanh số quả thật không dễ tí nào. Hãy lưu lại checklist sau PowerSell đã tổng hợp lại giúp bạn những lưu ý bạn cần để có một nội dung sản phẩm “bán ra tiền” nhé!
8.1 Thông tin sản phẩm:
Là một yếu tố vô cùng quan trọng và bắt buộc trong bài nội dung sản phẩm, chẳng ai muốn mua hàng khi chẳng hiểu sản phẩm của bạn là gì đúng không nào? Vì vậy, bạn nên mô tả càng chi tiết, càng ấn tượng và càng đầy đủ những thông số kỹ thuật, tính năng, chất liệu, hạn sử dụng, bảo quản, nơi xuất xứ/nhập hàng của loại sản phẩm mà mình bán. Điều này chắc chắn cũng sẽ khiến bạn ghi điểm với khách hàng về độ trung thực và uy tín của thương hiệu, giúp góp phần tăng uy tín của cửa hàng trong lòng của khách hàng đấy.
8.2 Hình ảnh sản phẩm:
Bên cạnh nội dung, hình ảnh sản phẩm là một điều hết sức thu hút đối với khách hàng. Tương tự ở trên các sàn, việc đăng tải hình ảnh sản phẩm cũng là điều bắt buộc đấy nhé. Nhưng làm thế nào để hình ảnh trở nên thu hút?
Ngoài việc cần đảm bảo những yêu cầu của sàn như: không có logo chìm/nổi trên hình ảnh, một số sàn còn yêu cầu hình ảnh phải là hình có nền trắng, không có nhiều họa tiết, chữ, thông tin cửa hàng như số điện thoại, email,… bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng hình ảnh. Nếu có kinh phí cao và sản phẩm của bạn là sản phẩm khá đặc biệt, bạn nên đầu tư chụp ảnh sản phẩm với nhiều góc độ và gồm cả hình ảnh trải nghiệm sản phẩm nữa nhé!
Điều đó sẽ giúp cho người mua hàng hiểu được sản phẩm của bạn rõ hơn, tăng độ tin tưởng và tránh hiểu lầm công dụng của sản phẩm khiến họ có những trải nghiệm không tốt khi đã mua về, dẫn đến tình trạng đổi trả và đánh giá xấu. Nhưng nếu bạn không có đủ khả năng để tự chụp ảnh, không sao, hãy tham khảo những nguồn ảnh có sẵn trên mạng nhé. ( Nhưng điều này cũng có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm khách hàng đấy)
8.3 Video sản phẩm:
Đa số nhà bán hàng thường bỏ qua chi tiết này, họ tập trung nhiều về việc làm đẹp những hình ảnh sản phẩm nhưng quên mất video cũng chính là một cách để truyền tải thông điệp nhanh nhất thời bấy giờ đấy.
Bạn có thể tham khảo việc quay sản phẩm, trải nghiệm sản phẩm một cách chỉnh chu để bổ sung thông tin cho khách hàng thấy được sản phẩm một cách rõ ràng, trải nghiệm tốt hơn. Tất nhiên bạn có thể bỏ qua nếu sản phẩm của bạn là sản phẩm có sẵn thông tin trên mạng, nhưng bạn cũng có thể cân nhắc quay lại những đánh giá thực tế của khách hàng hoặc những video hướng dẫn sử dụng để khách hàng có thể dễ theo dõi, ở lại trang của bạn lâu hơn đấy nhé.
8.4 Bổ sung các nội dung về chứng nhận – trải nghiệm sản phẩm:
Nếu sản phẩm của bạn là những sản phẩm đã được chứng nhận, kiểm duyệt (đối với những xưởng sản xuất) hoặc những sản phẩm có lượng đánh giá, test cao (đối với những sản phẩm phân phối), bạn đừng bỏ qua những thông tin này.
Đây là một trong những “bằng chứng” chứng thực cho sản phẩm của bạn, khách hàng sẽ rất an tâm nếu thấy được thông tin chứng nhận của sở y tế hoặc bộ công thương chứng nhận sản phẩm đạt các chuẩn sản xuất hoặc được khách hàng đánh giá tốt trong quá trình sử dụng, đặc biệt là được những người có tầm ảnh hưởng đánh giá đấy nhé.
9. Hỗ trợ hoặc miễn phí vận chuyển
Phí vận chuyển ảnh hưởng khá lớn đến doanh thu của các nhà bán hàng, chúng tôi đã khảo sát hơn 1000 nhà bán hàng sử dụng PowerSell để lắng nghe các vấn đề từ họ. 80% nhà bán hàng được khảo sát cho rằng phí vận chuyển chiếm đến 70% khả năng chốt sales của cửa hàng mình. Rất nhiều trường hợp tư vấn hoàn toàn tốt, khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, nhưng phí vận chuyển cao khiến họ từ chối mua hàng. Đây cũng là bài toán khá đau đầu cho các nhà bán hàng.
Các nhà vận chuyển yêu cầu nhà bán hàng phải nhập chính xác kích thước của sản phẩm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình giao hàng (bên giao hàng có quyền không nhận hàng nếu bạn cung cấp kích thước sản phẩm bị sai hoặc bạn phải trả bù phần tiền chênh lệch), nhưng nếu bạn nhập đúng kích thước, thì chi phí vận chuyển sẽ khá cao (đối với một số mặt hàng cồng kềnh và trọng lượng lớn) và khách hàng sẽ bỏ mình mà đi. Vậy lời giải nào cho nhà bán hàng về phí vận chuyển trên Shopee?
Tham khảo thêm: 4 giải pháp “Miễn phí vận chuyển” hiệu quả nhất năm 2020
Trên các sàn thường có nhiều gói vận chuyển cho khách hàng và cho nhà bán hàng, bạn hãy tận dụng tối đa các gói vận chuyển này để giảm chi phí vận chuyển xuống cũng là một cách tối ưu. Nếu không bạn có thể tham khảo thêm về việc chia sẻ phí vận chuyển này với khách hàng bằng nhiều cách như:
- Chia đôi phí vận chuyển
- Tăng giá bán
- Chấp nhận giảm lợi nhuận
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 4 giải pháp “Miễn phí vận chuyển” hiệu quả nhất năm 2020 để biết thêm về nhiều giải pháp cho vấn đề nan giải này nhé.
10. Tập trung vào những đối tượng khách hàng cụ thể
Một số chiến lược kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đặc biệt được nhà bán hàng ưa thích đó là tiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, hoặc chọn những sản phẩm có thể phục vụ được cho nhiều tập khách hàng khác nhau. Điều này giúp cho nhà bán hàng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trực tiếp giữa các nhà bán hàng với nhau là vô cùng lớn, khiến nhà bán hàng có thể bị tồn kho nhiều, chôn vốn, buộc phải giảm giá để cạnh tranh về giá cao,…
Một cách khác, trong năm 2020 này, nhà bán hàng có thể tham khảo việc tập trung vào những đối tượng khách hàng cụ thể. Nhà bán hàng có nhiều cách để hướng đến chiến lược kinh doanh này, PowerSell xin đưa 2 hướng mà nhà bán hàng có thể áp dụng để tăng doanh thu trên Shopee hiệu quả trong năm 2020.
10.1 Quảng bá tập trung vào những đối tượng khách hàng cụ thể:
Thay vì những nội dung chung chung về sản phẩm, nhà bán hàng cần tìm hiểu kỹ về tập khách hàng mà mình sẽ hướng chính vào, từ đó khảo sát chi tiết về những nhu cầu, khó khăn cũng như thói quen của đối tượng mua hàng để đưa ra được những chiến lược quảng bá hiệu quả, tăng tỉ lệ chuyển đổi giúp tăng khả năng chốt sales, giảm lãng phí chi phí hơn.
Ví dụ: Bạn kinh doanh giày hiệu nổi tiếng như Adidas | Nike | Puma,…giờ đây, bạn có thể chia những sản phẩm của mình thành từng sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng cụ thể. Giày đi bộ dành cho dân văn phòng thoáng hút | Giày chạy bộ cho người nặng cân (từ 100kg trở lên) giúp giảm lực tác động vào cổ chân | Giày thể thao phong cách 2 trong 1 cho người đi làm và tiệc tùng,…
Bằng cách này, nhà bán hàng có thể khiến cho khách hàng của mình cảm thấy được chăm sóc, hiểu rõ hơn tận tình và làm họ dễ mua hàng nhiều hơn.
10.2 Kinh doanh những mặt hàng cho một đối tượng cụ thể:
Với hướng kinh doanh này, bạn sẽ bán được nhiều mặt hàng đa dạng, nhưng chỉ dành riêng cho một đối tượng cụ thể. Về lâu dài, phương án này sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng trung thành (vì họ sẽ được mua tất cả những gì họ cần tại một chỗ là cửa hàng của bạn). Tuy tập khách hàng của bạn nhỏ, nhưng lượt mua lại và khách hàng trung thành nhiều cũng sẽ khiến doanh thu bạn tăng nhanh hơn.
Ví dụ: Kinh doanh tất cả sản phẩm cho phụ nữ gầy dưới 45kg: Dép size nhỏ cho người gầy, quần thun size nhỏ cho người gầy, thuốc bổ sung dinh dưỡng cho người, quần áo cho người gầy,….
C. Tổng kết:
Với xu hướng phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là sàn thương mại điện tử Shopee, việc tăng doanh số thật không dễ dàng. Nhưng với 10 cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 trên, bạn sẽ có một năm thật bùng nổ doanh số với những chiến lược bán hàng thông minh và tối ưu hơn.
Đừng quên tham khảo PowerSell – Giải pháp hỗ trợ tăng trưởng đa kênh thương mại điện tử sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn trong việc quản lý bán hàng, quản lý tồn kho hiệu quả đa kênh thương mại điện tử nhé!
Xem lại:
10 Cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 (phần 1)
10 Cách tăng doanh thu Shopee hiệu quả năm 2020 (Phần 2)
Xem thêm:
18 thủ thuật bán hàng Shopee thành công năm 2020
5 tuyệt chiêu khuyến mãi bùng nổ doanh số năm 2020