Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề lên hầu hết các ngành kinh tế. Tuy nhiên, nó lại thúc đẩy mạnh mẽ nền tảng kinh doanh online. Hành vi người mua sắm chuyển dịch một cách chóng mặt từ “offline” sang hướng “online”.
Đội ngũ chuyên gia của PowerSell vừa thực hiện tổng hợp và phân tích các nguồn dữ liệu nghiên cứu thị trường (iPrice, SimilarWeb, Investor Report..) cùng với xu thế bán hàng của hơn 18,000 nhà bán hàng PowerSell để có cái nhìn tổng quan về thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn này
Toàn cảnh thị trường Q1-2020
Cuối Quý 1-2020, thị trường trung bình đang có 2,1 triệu đơn hàng mỗi ngày, giảm nhẹ 11% so với mùa cao điểm cuối năm 2019, tuy nhiên tăng mạnh 66% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng vượt kỳ vọng so với phân tích thường niên của Google và Temasek, dự đoán thị trưởng chỉ tăng 35% mỗi năm.
Ảnh hưởng khi COVID-19 bùng phát
Việt Nam giảm nhẹ vào cuối tháng 3, khi chưa có yêu cầu dãn cách xã hội, người dân giảm chi tiêu và có thể mua sắm offline. Ngay cả đợt mega campaign của các sàn thương mại điện tử cũng chỉ tăng 2.5x lần so với ngày thường (thấp hơn so với tăng trưởng 5-6x trong các kỳ mega campaigns năm 2019).
Tuy nhiên các đơn hàng thương mại điện tử tăng ổn định trở lại vào đầu tháng 4 khi dãn cách xã hội được thực hiện triệt để. Đưa mức tăng trưởng trung bình từ đầu tháng 3 lên tới 5.7%, vượt xa ngành bán lẻ đang chứng kiến sụt giảm tới 30-40%.
Trong khi đó Indonesia vẫn tăng trưởng mạnh. Còn Philippines sụt tới 80% (tất cả các hàng hoá không thiết yếu) do lệnh cấm của chính phủ, không cho phép các công ty vận chuyển hoạt động.
Không những thế, việc ở nhà cũng thay đổi nhiều trong hành vi mua sắm online. Người tiêu dùng có xu hướng đặt hàng nhiều hơn vào buổi chiều tối, và ít hơn từ sau 10 giờ tối.
Điều này các nhà bán hàng cũng nên chú ý tập trung vào buổi chiều, đặc biệt là chat hỗ trợ khách hàng tăng đón hàng
Một làn sóng dịch chuyển nhu cầu tiêu thụ mặt hàng khác biệt hẳn từ trước COVID-19 và sau đó. Nếu bắt buộc phải nhấn sự giảm sút nặng nề trong nhu cầu thời trang hay các nhà hàng sang trọng truyền thống hay các quán bar để thỏa mãn nhu các nhu cầu tầng cao của con người (các nhu cầu về xã hội, nhu cầu được tôn trọng và tự thể hiện trong tháp nhu cầu của Maslow)
Thì giờ đây, mọi nhu cầu được chuyển dịch về đảm bảo an toàn và sinh lý thiết yếu.
Thống kê thú vị dưới đây từ iPrice / Brandsvietnam cho thấy:
Những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sinh lý như: Bao cao su, thiết bị nhà bếp, v.v tăng từ hơn 50% đến 80% so với bình thường.
Các mặt hàng chăm sóc sức khỏe để đảm bảo nhu cầu an toàn như: Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C, dụng cụ tập Gym tại nhà v.v tăng gấp đôi nhu cầu so với bình thường.
Ngoài ra phải kể đến tác động rất đáng kể từ việc “cách ly xã hội”, và “làm việc tại nhà”, các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu làm việc tại nhà trở nên hot hơn bao giờ hết. Có thể kể đến là: máy tính, bàn phím, webcam, v.v tăng từ 200% đến hơn 600%
(Link bài phân tích gốc tại đây)
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, chúng ta không được lựa chọn cách thảm họa sẽ xảy đến, nhưng chúng ta được quyền chọn cách để đón nhận chúng một cách lạc quan và mạnh mẽ hơn và hiểu biết hơn. Đương đầu với Coronavirus, sứ mệnh của TMĐT càng trở nên quan trọng hơn hết thảy để góp phần đảm bảo an toàn xã hội hơn.
Hy vọng những số liệu thống kê và phân tích ở trên có thể giúp nhà bán hàng sáng suốt và đầu tư khôn ngoan hơn để có thể vượt qua và phát triển trong giai đoạn khó khăn này nhé!
PowerSell